4 Loại Thuốc Mê Dạng Tiêm Tĩnh Mạch Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Thuốc mê tĩnh mạch được hiểu đơn giản là loại thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch. Chúng có tác dụng nhanh chóng, thời gian phục hồi sau gây mê tốt hơn phần lớn các loại thuốc mê khác. Thuốc mê tĩnh mạch có thể dùng riêng hoặc kết hợp hợp một số loại thuốc khác trong quá trình gây mê.

Sử dụng thuốc mê tĩnh mạch sẽ hạn chế được nhiều rủi, độ an toàn cao. Chúng đa phần được dùng để gây mê trong các cuộc phẫu thuật ngắn, có tác dụng gây mê hiệu quả với các bệnh nhân dùng ngoại trú. Thuốc mê tĩnh mạch dạng tiêm thường được điều chế ở thuốc mê dạng dung dịch lỏng hoặc bột hòa tan bằng nước. Liều lượng và tốc độ truyền thuốc vào cơ thể là hai yếu tố quan trọng nhất cần lưu tâm trong khi sử dụng các loại thuốc này.

4 loại thuốc mê dạng tiêm tĩnh mạch phổ biến nhất hiện nay

1. Thuốc mê Propofol chất lượng tốt

Thuốc mê Propofol được điều chế và sản xuất dưới dạng nhũ dịch. Chỉ cần 30 đến 40 giây là thuốc có thể ngấm vào cơ thể người bệnh. Khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê sâu, mất dần ý thức và khả năng hoạt động. Ngoài tác dụng gây mê hiệu quả thì Propofol còn có công dụng an thần cho người bệnh.

  • Sử dụng gây mê trong giai đoạn khởi mê và duy trì mê trong các cuộc phẫu thuật
  • Gây mê cho những bệnh nhân ngoại trú
  • Hỗ trợ an thần cho những đối tượng trong phòng hồi sức

Thuốc mê Propofol có 2 loại: Nhũ dịch 1% và 2%. Loại dùng để tiêm qua tĩnh mạch là 1%, cách dùng và hàm lượng thuốc tùy thuộc vào mục đích gây mê:

  • Dùng trong giai đoạn khởi mê nên sử dụng với hàm lượng từ khoảng 1,5 đến 2,5 mg/kg, tuy nhiên với người lớn tuổi (trên 55 tuổi) thì liều dùng sẽ thấp hơn. Tốc độ truyền thuốc vào cơ thể từ khoảng 20 đến 40 mg, duy trì cho đến khi bệnh nhân bắt đầu hôn mê. Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên thì quá trình khởi mê có thể phải kéo dài từ 20 đến 30 giây, thuốc Propofol nên dùng từ 2,5 đến 3,5 mg/kg)
  • Dùng trong duy trì mê dùng tiêm tĩnh mạch cách quãng thì với tốc độ tiêm truyền thuốc có thể từ 100 đến 150 microgam/kg/phút (từ khoảng 6 đến 9 mg/kg/giờ), duy trì thời gian từ 3 đến 5 phút. Đây liều dùng cho những đối tượng có sức khỏe ổn định, còn các trường hợp khác (người lớn tuổi, trẻ em,...) thì hàm lượng ít hơn và tốc độ truyền cũng chậm hơn.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết hơn tại bài viết sau:

Thuốc Mê Propofol Duy Trì Mê Hiệu Quả, Liều Dùng Và Giá Bán

2. Thuốc mê Ketamin mang lại hiệu quả cao

Thuốc mê Ketamin được dùng nhiều cho các bệnh nhân có tình trạng huyết áp thấp và thiếu nghiêm trọng khối lượng tuần hoàn. Loại thuốc này cũng được dùng trong quá trình khởi mê và duy trì mê cho người bệnh. Ưu điểm của loại thuốc là có thể gây mê nhiều lần ở đối tượng là trẻ em. Trong quá trình sử dụng thuốc mê Ketamin thường được kết hợp với một số loại thuốc khác để hạn chế triệu chứng ảo giác.

  • Nếu sử dụng thuốc bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch thì nên dùng với liều lượng 2 mg/kg. Với lượng thuốc này người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mê trong vòng 1 phút, thời gian phát huy tác dụng từ khoảng 5 đến 15 phút.
  • Nếu muốn duy trì thời gian gây mê lâu hơn bạn có thể tiếp tục truyền thuốc vào bệnh nhân. Tuy nhiên, phải truyền nhỏ giọt, tránh trường hợp quá liều.

3. Thuốc mê Thiopental có độ an toàn cao

Thuốc mê Thiopental được đánh giá cao trong việc gây mê ngắn hạn. Thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng từ khoảng 30 đến 40 giây, và chỉ cần 30 phút là người bệnh đã hồi tỉnh. Thiopental được điều chế dưới dạng bột đông khô màu vàng, vì vậy khi sử dụng cần được pha với nước cất hay nước muối sinh lý.

  • Đầu tiên hòa tan bột thuốc với nước cất/nước muối sinh lý (tuyệt đối không dùng các loại nước khác).
  • Pha thuốc với nồng độ từ khoảng 2,5% đến 5% tùy đối tượng
  • Trong quá trình pha thuốc nếu thấy có vẫn đục, tạo kết tủa hay pha thời gian dài mà chưa dùng tới (quá 24 giờ) thì không được sử dụng
  • Giai đoạn đầu, chỉ nên tiêm từ 2ml đến 3ml dung dịch thuốc 2,5% và tiêm với tốc độ chậm (tuyệt đối không quá 1 ml/giây). Cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân, nếu thấy người bệnh vẫn chưa mê hoàn toàn thì có thể tiêm thêm thuốc.
  • Phần lớn khi dùng thuốc mê Thiopental, chỉ cần dùng hàm lượng ít đã khiến người bệnh hôn mê sâu (không quá 0,5g). Lời khuyên tốt nhất là không nên tiêm hơn 1g, những trường hợp đặc biệt cũng không được dùng quá 2g.
  • Việc sử dụng thuốc Thiopental không phân biệt độ tuổi, liều dùng thông thường cho cả người lớn và trẻ em là từ khoảng 2 đến 7 mg/kg.

4. Thuốc mê Etomidat hiệu quả tốt

Thuốc mê Etomidat đang được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện trong toàn quốc. Thuốc có thể gây mê từ 5 đến 10 phút tùy vào liều lượng sử dụng. Khác với những loại thuốc mê khác, Etomidat rất hiếm khi tác động vào huyết động, từ đó có thể làm hạn chế tỉ lệ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm lên tim mạch.

  • Sử dụng trong giai đoạn khởi mê, thích hợp cho các đối tượng suy giảm hệ tuần hoàn và hô hấp
  • Có tác dụng gây mê hiệu quả cho những cuộc phẫu thuật ngắn hạn

Lưu ý khi dùng thuốc mê tĩnh mạch

  • Không sử dụng thuốc mê tĩnh mạch nếu bác sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp
  • Đa phần các loại thuốc mê tĩnh mạch (kể cả 4 loại trong bài) chỉ dùng cho các cuộc phẫu thuật ngắn.
  • Nếu người bệnh có vấn đề về hô hấp và tuần hoàn thì tuyệt đối không dùng thuốc mê tĩnh mạch
  • Trong suốt quá trình gây mê bác sĩ phải theo dõi bệnh nhân, để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra
  • Các đối tượng suy gan, suy thận cũng không được sử dụng
  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng
  • Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe người bệnh nếu phát hiện không có đường truyền tĩnh mạch chắc chắn thì nên đổi phương pháp gây mê khác
  • Những ai có bất kỳ mẫn cảm nào với các loại thuốc mê tĩnh mạch thì cũng không được sử dụng thuốc

1. Sử dụng các loại thuốc mê tĩnh mạch có an toàn hay không?

Câu trả lời là có. Các loại thuốc gây mê tĩnh mạch hầu như chỉ được sử dụng trong bệnh viện và các cơ sở y tế, vì vậy khi tiến hành gây mê đều được bác sĩ thăm khám và lựa chọn loại thuốc phù hợp. Bạn có thể an tâm khi được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc này. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mình thì bạn cần khai báo chính xác tình trạng bệnh, tiểu sử bệnh cùng tất cả các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết. V iệc này giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ và tương tác thuốc trong quá trình gây mê.

2. Những đối tượng nào nên dùng thuốc mê tĩnh mạch?

Tương tự các loại thuốc mê khác, thuốc mê dạng tiêm tĩnh mạch cũng được sử dụng cho những trường hợp riêng biệt:

3. Sử dụng các loại thuốc mê tĩnh mạch có gây ra tác dụng phụ hay không?

Câu trả lời là có. Bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng gây mê cũng sẽ tạo ra các tác dụng phụ, nếu không được dùng đúng liều lượng, và đối tượng phù hợp. Một số tác dụng phụ thường gặp là: Cơ thể cảm thấy lạnh, nổi mẫn đỏ, hen suyễn, vị trí tiêm thuốc sẽ đau,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đối mặt với những trường hợp nguy hiểm như: Hoại tử mô, suy hô hấp, xảy ra sốt ác tính,...

Gây Mê Tĩnh Mạch Những Điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp NàyNhững Tác Dụng Phụ Của Thuốc Gây Mê Sau Phẫu Thuật Cần BiếtGây Mê Là Gì? Quy Trình Và Các Phương Pháp Gây Mê Hiện Nay

Next Post Previous Post