10 Loại Cây Thuốc Nam Dễ Trồng Chữa Bệnh Hiệu Quả Mà Bạn Cần Biết

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, một loại thảo dược có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Điều đặc biệt là loại thảo dược này có hình dáng rất đẹp, là một cây thuốc nam dễ trồng, chịu được hạn. Cây nha đam được sử dụng rộng dãi ở nước ta, một trong những các mà nhiều người thường dùng đó là dùng nha đam để dưỡng da bằng cách đắp mặt nạ.

Hiện nay giống nha đam cũng rất phổ biến, các bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các chợ cây cảnh hoặc các shop hạt giống.

Cây xạ đen là một loại thảo dược quý có nguồn gốc tại tỉnh Hòa Bình, nhiều năm qua cây xạ đen đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu quý của người bệnh trên mọi miền cả nước, đặc biệt là bệnh nhân ung thư.

Tác dụng nổi bật của cây xạ đen là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, u hạch, tiêu viêm giải độc. Điều quan trọng là cây xạ đen cũng rất dễ trồng, là loài cây thân gỗ nhỏ, khả năng chịu được thời tiết khi hậu khắc nghiệt khiến cây xạ đen là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho mỗi gia đình, bởi đây là một trong những cây thuốc nam dễ trồng.

Hiện nay có hai cách trồng xạ đen là trồng bằng hạt và trồng bằng cành. Hạt giống xạ đen cũng khá rẻ, chỉ 150.000đ/100g, được đến hàng trăm hạt giống. Bạn có thể trồn nhiều cây tại nhà, vừa giúp thêm cây xanh vừa có thể chữa được bệnh.

Theo kinh nghiệm dân gian cây cối xay cây cối xay là vị thuốc nam đa công dụng, các tác dụng nổi bật của cây cối xay là điều trị bí tiểu, đau xương khớp, điều trị tai điếc, điều trị bệnh trĩ và bệnh gan...

Cây cối xay cũng là một loài cây thân gỗ nhỏ, đặc biệt dễ trồng tại nhà hoặc tại khu vườn của nhà bạn. Là loài cây có nguồn gốc từ rừng nên khả năng sinh trưởng của cối xay rất mạnh. Loài cây này là một trong những cây thuốc nam dễ trồng. Nó được trồng bằng hạt và hầu như không có sâu bệnh gây hại.

Hơn nữa cây cối xay cũng là loài cây có hình dáng đẹp và lạ mắt. Hoa cối xay màu vàng đậm, kết hợp với quả có hình dáng như những cái đen lồng nhỏ sẽ tô điểm cho ngôi nhà thân yêu của bạn.

Vậy còn chờ gì mà không bắt đầu trồn thêm loài cây thuốc Nam này cho ngôi nhà của bạn?

Rau má là tên gọi quen thuộc hàng ngày, hay còn có tên là tiền thảo, tích tuyết thảo.

Đây là loại cây mọc hoang và cũng có người trồng vì làm rau ăn, nước uống giải nhiệt mùa hè. Cây rau má mọc quanh năm, có thể thu hoạch quanh năm. Có thể sử dụng khô hoặc tươi.

Theo nghiên cứu, dịch chiết từ rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học. Diễn ra trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết. Giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến...

  • Rau má nổi tiếng là bài thuốc giải nhiệt, nhuận gan, giải độc, thông tiểu, bổ dưỡng gan. Lá rau má rửa sạch, dùng máy xay nhuyễn, cho thêm một ít nước vào. Sau đó vắt lấy nước uống hàng ngày cùng với đường có tác dụng. Mỗi ngày, một người có thể dùng 30-40g rau má tươi.
  • Rau má trị đau bụng đi lỏng, đau bụng kinh nguyệt: Rau má rửa thật sạch, ăn 50g rau má tươi, luộc như các loại rau khác hoặc phơi khô tán thành bột để uống.

Cây hoa bỏng hay còn được gọi là cây sống đời

Lá của nó có thể dùng để chữa bỏng, ngoài ra còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc và chữa lở loét như loét thịt, loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội trĩ ngoại, đi ngoài ra máu, chữa đau mắt đỏ...

Cách sử dụng có thể lấy lá tươi đắp hoặc vắt lấy nước đắp lên vết bỏng, hoặc rửa sạch ăn sống, sắc lấy nước uống...

  • Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
  • Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.
  • Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
  • Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá. Nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.

Cây hoa nhài hay còn được gọi là hoa lài. Tên klhoa học là Jasminum sambac

Hoa và lá nhài có vị cay, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Rễ vị cay, ngọt, tính mắt, có độc, tác dụng trấn thống.

Hoa và lá nhài dùng để trị ngoại cảm, phát nhiệt, bụng đầy, tiêu chảy, Hoa nấu nước rửa trị bệnh mắt đỏ sưng đau. Rễ trị mất ngủ, đau xương, rôm sảy.

  • Hoa nhài 6 g, đun sôi lấy nước uống và xông
  • Hoa nhài 6 g, kim ngân hoa và hoa cúc trắng mỗi vị 9 g. Tất cả đem đun sôi với nước để uống và xông.
  • Lá nhài giã vắt lấy nước, trộn cùng lòng trắng trứng gà để đắp lên mắt.

Cà gai leo hiện đang là một trong những loại cây thảo dược hàng đầu cho gan, cây cà gai leo hiện đang được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh về gan, đặc biệt là bệnh nhân viêm gan B tin dùng.

Có một chậu cà gai leo trồng trong nhà có thể giúp tô điểm cho ngôi nhà của bạn. Nó còn giúp bạn hết nỗi lo về gan, đặc biệt cà gai leo là thức uống giải rượu vô cùng tuyệt vời. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị say rượu chỉ cần uống một ly nước sắc cà gai leo là giải rượu được ngay. Hoặc nếu chuẩn bị đi uống rượu chỉ cần ngâm 1 cọng rễ cà gai leo là cả bữa rượu đó bạn uống không biết say là gì.

Húng quế là một loại rau bổ sung trong các bữa ăn gia đình. Húng quế cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với những công dụng chữa bệnh rất bổ ích.

  • Ngăn ngừa được căn bệnh tiểu đường.
  • Bảo vệ tim, giúp giảm thiểu tình trạng những căn bệnh về tim.
  • Phòng ngừa ung thư cho cơ thể người.
  • Giúp chữa sốt hiệu quả, giúp kháng khuẩn nên có thể dùng để hạ sốt.
  • Làm dịu dây thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu. Do đó húng quế có tác dụng làm giảm stress, đỡ căng thẳng.
  • Trị đau đầu và chữa những bệnh về hô hấp
  • : Lá và hoa khô hãm như chè, ngày uống 2 - 3 chén. Chữa dị ứng, mẩn ngứa: 3 - 6g hạt ngâm nước cho hạt nổi nhầy, giã với 20 - 30g lá, lọc lấy nước, thêm đường uống, bã xoa chỗ ngứa. Hoặc lá húng quế khô sắc nước uống (nếu kết hợp tắm nước lá khế đun sôi để nguội càng tốt).
  • : 10g lá sắc với 1.000ml nước, làm nước uống hằng ngày
  • : Lá húng quế rửa sach, sắc lấy nước thật đặc làm nước súc miệng hàng ngày
  • 15g cành lá tươi húng quế sắc uống, có thể uống vài lần trong ngày
  • : hằng ngày ăn rau húng quế sẽ giúp ích cho bạn phòng ngừa căn bệnh cảm cúm.

Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Nó có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ... tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).

  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
  • : Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
  • : Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
  • : Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
  • : Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
  • Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
  • : Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
  • : Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • : Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • : Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Khổ sâm cho lá điều trị đau bụng đi ngoài, viêm đường ruột cực hay. Theo kinh nghiệm dân gian khổ sâm có vị đắng vào kinh đại tràng.

Khổ sâm loại cây bụi, thân gỗ nhỏ mọc hoang. Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển so với những loại cây khác rất mãnh liệt. Cây khổ sâm cho lá có thể phát triển được ở kể cả những nơi đất cằn, thiếu nước.

Cây nhỏ nhắn, xinh xắn rất thích hợp trồng làm cảnh trong nhà hoặc ngoài sân vườn. Đặc biệt đây sẽ là bí kíp bỏ túi cho bạn mỗi khi ăn phải đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh. Hoặc mỗi khi bị đi ngoài không rõ nguyên nhân. Khổ sâm sẽ là trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa. Trong đó nhất là các bạn có hệ tiêu hóa kém, viêm đại tràng, hay đường ruột nhạy cảm.

Nguồn: chúng tôi
Next Post Previous Post