Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? Top 5 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất
Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Trước tình trạng đó, nhiều người bệnh loay hoay tìm kiếm phương pháp điều trị để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh. Lúc này, vấn đề viêm mũi dị ứng uống thuốc gì được quan tâm hơn cả. Cùng chuyên gia chúng tôi điểm qua những loại thuốc phổ biến trên thị trường.
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? 6 loại thuốc tốt nhất
Thuốc Tây y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tác dụng điển hình của glucocorticoid dùng tại chỗ là phối hợp chống viêm, chống ngứa và co mạch. Đây thường là lựa chọn điều trị đầu tiên của các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng bởi chúng có ít tác dụng phụ và làm giảm đáng kể các triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucocorticoid xịt mũi hiệu quả hơn thuốc kháng histamin đường uống trong việc giảm triệu chứng, đặc biệt là khi được sử dụng đúng cách và thuốc vẫn cò ;n ở trong mũi thay vì chỉ chảy xuống phía sau cổ họng.
- Trước tiên, bạn nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn trước khi sử dụng thuốc xịt mũi.
- Lắc kỹ bình xịt trước mỗi lần sử dụng. Khi sử dụng lần đầu, mồi bơm bằng cách xịt khoảng 10 lần cho tới khi thấy phun sương đồng nhất. Nếu không sử dụng bình xịt trong vòng 2 tuần hoặc lâu hơn, mồi lại bơm bằng 2 lần xịt cho tới khi phun sương đồng nhất. Khi nhiễm nấm khu trú vùng mũi, hầu họng, ngưng dùng thuốc.
- Khi dùng thuốc của các biệt dược khác nhau, tuyệt đối không tự ý quy đổi liều tương đương/nhát xịt mà phải hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ bởi các biệt dược khác nhau có thể sẽ chứa các thuốc bào chế dưới các dạng muối khác nhau.
- Tư thế: Giữ đầu thẳng hoặc cằm hơi nhô về phía trước. Chĩa đầu xịt cách xa vách ngăn mũi (sụn phân chia hai bên mũi). Sau khi xịt, hít thở nhẹ nhàng để thuốc từ từ đi vào phần cao hơn của mũi. Tránh hít quá mạnh dễ khiến thuốc chảy xuống cổ họng.
Khi sử dụng thuốc xịt glucocorticoid, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ nhẹ như: Mùi vị khó chịu, khô niêm mạc mũi. Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng kích ứng, đóng vảy hoặc chảy máu vách ngăn mũi, đặc biệt là trong mùa lạnh.
Ngoài ra, Sử dụng thuốc xịt mũi glucocorticoid trong thời gian dài ở trẻ em có thể làm chậm quá trình phát triển. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu con bạn xịt glucocorticoid hơn hai tháng trong một năm.
Claritin cũng là một trong những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như: ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa họng, hắt hơi,... trong đó, thành phần chính là hoạt chất Loratadin với cơ chế là kìm hãm sự hoạt động của Histamin (là chất gây ra triệu chứng dị ứng trong cơ thể).
Liều dùng thuốc Clarin bạn có thể tham khảo (để đạt được hiệu quả mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng):
Trong quá trình sử dụng Claritin, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: Đau đầu, chóng mặt, kích ứng da, tiêu chảy,... Khi gặp phải các triệu chứng kể trên, người bệnh cần bình tĩnh và tạm ngưng sử dụng thuốc, đồng thời, nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Loratadine cũng là một loại thuốc kháng histamin, có tác dụng trong việc cải thiện triệu chứng ngứa mũi/ họng, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng chữa chứng sổ mũi, nổi mẩn da và một số biểu hiện dị ứng khác.
Một vài lưu ý nhỏ khi uống thuốc:
- Loratadine không được chỉ định dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi.
- Nuốt cả viên, tuyệt đối không được nhai hoặc nghiền nát chúng trước khi uống.
- Nếu gặp phải các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, nhịp tim không đều hoặc nhanh, bệnh nhân nên ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ.
- không được tự ý kết hợp sử dụng thuốc Loratadin chung với các loại thuốc viêm mũi dị ứng khác nhằm tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và sức khỏe.
Thuốc Allergex là một trong những loại thuốc kháng sinh được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần chính có trong mỗi viên nén là hoạt chất Acrivastine - 8mg cùng với một số thành phần tá dược khác.
Để thuốc phát huy hết được công dụng vốn có của chúng, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng , cụ thể như sau:
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo y học cổ truyền
Thể phong hàn phạm phế xảy ra khi bị khí lạnh và gió xâm nhập vào phổi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Triệu chứng đặc trưng ở thể bệnh này là tình trạng ngứa mũi, hắt hơi, dịch mũi trong suốt, nghẹt mũi, các biểu hiện có xu hướng nặng nề hơn khi nhiệt độ không khí giảm.
Không những thế, phong hàn phạm phế còn có thế kiến người bệnh ớn lạnh, thể trạng xanh xao, mệt mỏi. Để điều trị viêm mũi dị ứng ở thể này, các thầy thuốc thường sử dụng kết hợp các dược liệu tính ấm, vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, thông khiếu.
: Chuẩn bị dược liệu Kinh giới (8 - 10 gr), quế chi (4 - 6gr), thông bạch (8gr), thương nhĩ tử (12gr), bạch chỉ (10gr), bèo cái (12gr), mã đề (10gr), gừng tươi (6gr), đại táo 3 quả.
Biểu hiện điển hình của người bệnh thể bệnh này là cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, khó thở, dịch mũi trong suốt, hắt hơi nhiều, ngứa nhức mũi và có xu hướng nặng hơn khi tiếp xúc với các dị nguyên. Bệnh lý do thể phế, tỳ hư thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát hơn khi ở các thể bệnh khác. Một số bài thuốc chữa bệnh như:
Chuẩn bị dược liệu: Ké đầu ngựa, rễ đinh lăng, ý dĩ, đậu ván (sao) và đẳng sâm mỗi vị thuốc - 12gr, bạch chỉ, mã đề và bạc hà mỗi vị thuốc 8 - 10gr, ngũ vị tử 6gr, kinh giới 10 - 12gr
Cách thực hiện:
Chuẩn bị dược liệu: Ké đầu ngựa, bèo cái, đậu ván (sao), đinh lăng mỗi vị 12gr, kinh giới, cam thảo, kim ngân hoa và lá lốt mỗi vị 8gr, vỏ sầu riêng 10gr.
Cách thực hiện:
Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Việc dùng thuốc uống để cải thiện bệnh lý luôn là phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn bởi tinh hiệu quả cũng như thời gian điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để phát huy tối đa công dụng của thuốc cũng như phòng ngừa hiệu quả một số trường hợp xấu có thể xảy ra:
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
- Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra bao bì, hạn sử dụng trước khi sử dụng sản phẩm. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chúng có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn. Mặt khác, tìm mua thuốc tại các cửa hàng uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc kém chất lượng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc uống giảm viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tạm ngưng việc dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Tuyệt đối không được tự ý phối hợp nhiều loại thuốc đặc trị cùng một lúc. Việc sử dụng thuốc đồng thời có thể gây nên sự tương tác thuốc, từ đó làm tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ.
- Để tăng công dụng của thuốc, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng như cá ngừ, tôm, cua ghẹ..., rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao thường xuyên.
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì vẫn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm hiện nay. Bởi viêm mũi dị ứng tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng tác động xấu đến chất lượng cuộc sống tinh thần. Vì vậy, điều trị viêm mũi dị ứng càng sớm càng đem lại hiệu quả cao.